Xã Yên Xuân
I. Vị trí địa lý, diện tích, dân số
1. Sự hình thành: Xã Yên Xuân được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Yên Trung, Yên Bình (huyện Thạch Thất); Đông Xuân (huyện Quốc Oai); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất); một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất). Lý do lấy tên xã mới là Yên Xuân: Yên Xuân là tên ghép từ Yên Trung, Yên Bình, Đông Xuân, Tiến Xuân. Đây là 04 xã thuộc tỉnh Hòa Bình được nhập về thành phố Hà Nội từ năm 2008. "Yên Xuân" là niềm vui là sự yên bình và may mắn.
2. Vị trí địa lý: Xã Yên Xuân giáp các xã: Phú Cát, Hòa Lạc, Yên Bài của thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
3. Diện tích, dân số: Xã Yên Xuân có diện tích tự nhiên là 78,01 km2; quy mô dân số là 29.375 người.
TT | Xã hình thành trên cơ sở | Diện tích (km2) | Quy mô dân số (người) | Ghi chú |
1 | Xã Thạch Hoà (Huyện Thạch Thất) | 4,95 | 2.166 | Điều chỉnh từ xã Thạch Hoà (27 km2; 11.811 người) |
2 | Xã Tiến Xuân (Huyện Thạch Thất) | 21,62 | 8.810 | Điều chỉnh từ xã Tiến Xuân (21,68 km2; 8.810 người) |
3 | Xã Yên Bình (Huyện Thạch Thất) | 19,63 | 8.224 | |
4 | Xã Yên Trung (Huyện Thạch Thất) | 15,62 | 4.192 | |
5 | Xã Đông Xuân (Huyện Quốc Oai) | 16,19 | 5.983 | |
| Tổng | 78,01 | 29.375 | |
| | | | |
II. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Yên Xuân nằm ở phía Tây Hà Nội, là cầu nối giữa Hà Nội với tỉnh Phú Thọ qua quốc lộ 21, cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
1. Đặc điểm kinh tế
Về nông nghiệp: Với địa hình đồi núi bán sơn địa, khí hậu trong lành và nguồn nước dồi dào từ các khe suối, Yên Xuân có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp theo các mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các mô hình trồng cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi thả đồi, nuôi ong lấy mật... đang dần trở thành hướng đi chính, mang lại giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường.
Về công nghiệp: Trên địa bàn có các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đa ngành.
Về thương mại - dịch vụ: Yên Xuân có hệ thống dịch vụ đa dạng, phục vụ Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các cơ sở giáo dục đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội, với các dịch vụ tiêu biểu như cho thuê văn phòng, kho hàng thông minh, logistics, vận tải chuyên dụng, cung ứng linh kiện - thiết bị chính xác, tư vấn công nghệ. Các trung tâm đào tạo kỹ năng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp cũng đang phát triển mạnh.
Về du lịch: Yên Xuân có lợi thế phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nhờ cảnh quan đồi núi, suối khe tự nhiên và không khí trong lành. Nhiều khu đất tại Yên Trung, Đông Xuân và Tiến Xuân đang được chuyển đổi thành farmstay, homestay, trang trại hữu cơ kết hợp trải nghiệm nông nghiệp. Bên cạnh đó, Yên Xuân còn có tiềm năng kết nối với các điểm du lịch như Suối Ngọc - Vua Bà (Yên Bình), rừng bảo tồn Ba Vì,… góp phần hình thành vành đai du lịch xanh vùng ven đô phía Tây Hà Nội.
2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Yên Xuân mang đậm sắc thái văn hóa - xã hội của vùng bán sơn địa phía Tây Hà Nội, với cộng đồng dân cư đa dạng, đặc biệt là người Mường bản địa. Đời sống văn hóa tại đây phong phú, giàu bản sắc truyền thống, thể hiện qua các phong tục, lễ hội, nghệ thuật dân gian,... vẫn đang được người dân gìn giữ, tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Yên Xuân có nhiều làng cổ, đình, đền, chùa chiền như đền Động Hoa, đền Ứng Thiên; đình làng Trần Xá; đình làng Tiến Xuân,... Những di tích này là nơi lưu giữ các giá trị tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và phong tục cổ truyền. Bên cạnh đó, các lễ hội như rước sắc, tế xuân, hát thờ, múa rồng… cũng được người dân duy trì tổ chức hàng năm, tạo nên đời sống văn hóa cộng đồng phong phú và gắn kết.
Về giáo dục, hệ thống giáo dục tại xã Yên Xuân đang từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng địa phương. Hiện tại, xã có các trường đã hoàn thiện cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc gia và đạt chuẩn quốc gia như Trường Tiểu học Tiến Xuân B; Trường Tiểu học Yên Bình B; Trường Tiểu học Yên Trung; Trường THCS Yên Bình; Trường THCS Yên Trung; Trường THCS Tiến Xuân;... phục vụ học sinh trong khu vực.
Xã đang tích cực hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi sinh kế, tạo điều kiện để lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao.
Về y tế, trạm y tế trên địa bàn được đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.Nghiên cứu nâng cấp, mở rộng và khai thác sử dụng sân bay Hòa Lạc (nằm trên địa bàn xã Hoà Lạc và xã Yên Xuân) theo hướng lưỡng dụng, kết hợp sử dụng cho mục đích thương mại và dân dụng với quân sự.
Đổi mới công tác thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải làng nghề; kiểm soát ô nhiễm trong các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng trạm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh.
Sử dụng phân bón hữu cơ và giống cây trồng thích ứng với khí hậu, đất đai; khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên.
Bảo vệ và mở rộng không gian sinh thái tự nhiên (đồi núi, mặt nước, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng); tăng cường trồng cây xanh và hình thành vành đai xanh cách ly giữa khu công nghiệp, đô thị và khu dân cư nông thôn.
Kiểm soát chất thải tại cụm công nghiệp và làng nghề bằng hệ thống xử lý nước thải kết hợp vành đai cây xanh để giảm ô nhiễm đến khu dân cư.
Bảo vệ, cải tạo dòng chảy sông, hồ bằng cách duy trì hành lang bờ bãi xanh và nạo vét bùn thải định kỳ để ngăn ngừa ô nhiễm.